Với đội ngũ Kỹ sư công nghệ cao, Chúng tôi tự hào là Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Sơn Tĩnh Điện bao gồm: Chế tạo, sản xuất, phân phối, dịch vụ gia công sơn tĩnh điện
Dưới đây là quy trình chi tiết để sơn tĩnh điện cho sản phẩm. Bài viết được tham khảo từ các kỹ sư và đúc kết từ quá trình Vận hành dây chuyền Sơn tĩnh điện tại Nhà máy Sơn Hải Thịnh – Dĩ An – Bình Dương
Quy trình chi tiết sơn tĩnh điện
1 – Xử lý sản phẩm bằng hóa chất trước khi sơn:
– Đọc, hiểu tài liệu hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng, đặc biệt bảo đảm an toàn tuyệt đốt.
– Kiểm tra hóa chất hàng ngày, xử lý hóa chất đúng quy trình, đạt chất lượng.
– Xử lý sản phẩm ra phải sạch dầu mỡ, sạch rỉ sét, không bị vàng, ố, khô….
– Kiểm tra nồng độ hóa chất trong bể xử lý mỗi đầu giờ buổi sáng/chiều, nếu thiếu phải châm thêm.
* Lưu ý: Phải ghi chép số liệu rõ ràng.
– Kiểm tra kế hoạch thực hiện trong ngày.
– Phân chia mặt hàng sơn tĩnh điện theo từng mẻ, chất liệu, màu sắc, đơn hàng.
– Xếp sản phẩm vào lồng.
– Sản phẩm không bị ép sát vào nhau, che khuất, không bị bí khí, thoát nước dễ dàng.
– Tuân thủ đúng thời gian: Ngâm không Thừa và không Thiếu.
– Trong thời gian ngâm sản phẩm trong bể hóa chất, sản phẩm phải được Nâng lên và Hạ xuống ít nhất 2-3 lần. Hoặc bể chứa hóa chất phải được Trộn đều bằng khí nén.
– Sản phẩm sau khi xử lý, đặt ra ngoài sao cho nước bên trong chảy hết ra ngoài, làm khô bằng Quạt, Nắng tự nhiên hoặc Lò sấy khô ( Tối đa 120oC/ 10-15 phút).
– Sản phẩm sau khi xử lý phải để nơi khô, thoáng, không bị nước, hóa chất nhiễm vào.
2 – Quy trình chi tiết sơn tĩnh điện: Vệ sinh sản phẩm
Chỉ lau nhưng sản phẩm xử lý hóa chất đạt yêu cầu: Không rỉ sét, sạch dầu, phốt phát bám đều
Cách làm:
+ Loại bỏ những mặt hàng bị gãy, móp, bung mối hàn, xước bề mặt
+ Tay đeo gang tay vải, lau bề mặt sản phẩm bằng Cước Xanh, vải sạch: sạch bụi, bột
+ Đặt sản phẩm đúng vị trí trên Palet.
+ Sản phẩm sau khi vệ sinh, chưa sơn liền phải: Che, đậy. gọn gàng.
3 – Kiểm tra sản phẩm trước khi sơn:
– Tất cả những sản phẩm trước khi treo lên băng tải đều phải được kiểm tra: Bề mặt cơ khí, bề mặt xử lý hóa chất, móc treo…..
– Dùng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm
– Lưu ý hướng xịt bụi phải quay ra ngoài, không hướng vào mặt người khác hoặc quay vào phòng sơn.
– Vị trí móc treo sản phẩm, nhằm không để lại dấu móc sau khi sơn/sấy.
4 – Treo sản phẩm lên băng tải:
– Sản phẩm giống nhau treo lên cùng 1 lúc, khoảng cách những sản phẩm tối thiểu 100-200 mm, tùy theo kích thước sản phẩm.
– Quan sát sản phẩm trước khi sơn, chỉ treo những sản phẩm đạt yêu cầu lên băng tải, lau chùi sản phẩm, xịt gió đúng hướng, đúng vị trí.
– Móc treo sản phẩm phải đủ chắc, sạch dẫn điện tốt.
5 – Thợ sơn:
– Sản phẩm sơn tĩnh điện phải đạt yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng, đều bề mặt, thường xuyên quan sát sản phẩm, thường xuyên rút kinh nghiệm sau khi sơn.
– Kiểm tra thiết bị sơn: Súng sơn, vòi phun, Điện, hơi, tiếp mát, quạt hút buồng phun, đèn chiếu sáng.
– Kiểm tra: Hãng sơn, mã sơn, chủng loại, nhiệt độ sấy (Nhằm chỉnh lại nhiệt độ lò sấy), filter đã đúng với màu sắc, gắn chắc chắn chưa.
– Tay súng sơn (GUN) luôn luôn Vuông góc với vật cần sơn, khoảng cách từ súng sơn tới vật cần sơn: 10-15 cm đối với phun tay, 20-25 cm đối với súng phun tự động.
– Phun tay: Sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau; Sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau.
* Trong quá trình phun sơn, phải lưu ý hướng phun, không phun vào mặt người đối diện.
6 – Treo lò: Chắc chắn, gọn gàng ngăn nắp. Kiểm tra kỹ trước khi đóng lò sấy
– Tay cầm vào móc treo, không va chạm, đụng vào bề mặt đã sơn.
7 – Kiểm tra – Đóng gói
– Kiểm tra sản phẩm sau khi sơn: Màu sắc, độ đồng đều, độ bám dính, độ sơn phủ kín…
– Đóng gói: Xác định các đóng gói trước khi đóng, Chỉ đóng gói những sản phẩm đạt tiêu chuẩn.